Tượng Phật Di Lặc Biểu Tượng Phú Quý Bình An
a. Sự tích Phật Di Lặc
- Thân thế và ý nghĩa tên Ngài
Ngài người dòng Bà-la-môn ở Nam-Thiên-Trúc; thân sinh tên là Ba-bà-Lợi, họ A-Dật-Ða, tên là Di-Lặc. A-Dật-Ða nghĩa là Vô năng thắng, hạnh tu và lòng Từ Bi của Ngài không ai sánh kịp, Di-Lặc dịch là Từ thị, nghĩa là có lòng Từ rộng lớn. Sở dĩ gọi là Từ thị là vì khi mẹ Ngài chưa thọ thai thì từ tâm rất kém, khi thọ thai Ngài thì phát tâm từ bi. Lại trong một kiếp trước, Ngài làm vị tiên tên là Nhất Thế Trí Quang, nhờ Ðức Phật dạy pháp tu Từ tâm tam muội, Ngài tu pháp ấy đến khi thành Phật, nên gọi Ngài là Từ thị.
- Tiền thân của Ngài
Trong một tiền kiếp đời Ðức Phật Ðại Thông Trí Thắng, Ngài cùng Ðức Phật Thích Ca đồng thời phát Bồ Ðề Tâm tu các pháp lành. Ðến đời Ðức Phật Nhựt Nguyệt Ðăng. Ngài cũng xuất gia tu hành, nhưng Ngài có lòng từ bi, lại thiếu hạnh tinh tấn, nên khi Ðức Phật Thích Ca thành Phật, Ngài mới lên vị Bồ Tát bổ xứ, nghĩa là sẽ thành Phật trong một đời sau. Ngài được Ðức Phật Thích Ca thọ ký sẽ thành Phật Di Lặc sau này tại hội Long Hoa.Tượng Phật Di Lặc Biểu Tượng Phú Quý Bình An
- Hạnh tu, hạnh nguyện của Ngài
a.Hạnh tu
Ngài nhờ Ðức Phật Nhật Nguyệt Ðăng dạy tu pháp tu Duy Thức mà ngộ nhập được viên thông. Chúng sanh đều chấp trước các pháp, các danh tướng của thế gian là thực có (kiến kế), nên bị danh tướng ràng buộc. Sự thật các pháp đều y nơi nhơn duyên giả hợp mà in tuồng có sanh, có diệt (y tha). Chung quy các pháp không ra ngoài một chơn tánh viên mãn thành tự (viên thành thật).b. Hạnh nguyện
Hiện nay Ngài ở trên cõi Ðâu Suất nội viện, độ thoát cho vô số chúng sanh. Ngài thường ngồi trên pháp tọa sư tử, thân thể trang nghiêm, trí hạnh đầy đủ. Do lòng từ bi và hạnh nguyện rộng lớn của Ngài, nên những ai sanh lên cõi Ðâu Suất nội viện thì không còn thối đọa; vì tất cả những hiện tượng trên thế giới ấy đều là tiếng thuyết pháp khuyến tu, nhứt là được sự hộ trợ của Ngài. Ðến khi nhơn loại sống lâu trên tám vạn tuổi, Ngài mới hiện sanh và thành Phật dưới cây Long Hoa.
- Hóa than của Ngài
Một thời kia, sau khi Ðúc Phật Thích Ca nhập diệt, Ngài hiện thân làm một vị Hòa thượng tại đất Minh Châu huyện Phụng Hóa tên là Khê Thử. Mình Ngài rất to lớn, tánh tình hoan hỷ nói năng khác thường, ngủ nghỉ không chọn sang hèn. Ngài thường quảy đãy vải đi khất thực, đem về nuôi trẻ con, và thường làm những việc rất ly kỳ, mắt phàm không thể hiểu được. Người đời thường gọi là Bố Ðại Hòa Thượng (Vị Hòa Thượng mang đãy vải). Trước khi thị tịch, Ngài có di chúc bài kệ:
“Di Lặc thiệt là ta.
Phân thân như bằng sa
Thường hiện làm thường dân,
Mắt phàm không thấy ta.”
Hiện nay, người ta thờ Ngài tại Chùa Nhạc Lâm ở Trung Hoa.
b. Ý nghĩa tượng phật Di Lặc
Tượng Phật Di Lặc chơi cùng với trẻ nhỏ mang ý nghĩa về sự sung túc con cháu, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.
– Tượng kết hợp cùng các yếu tố của cải như tiền vàng, thỏi vàng, gậy như ý, bao tiền… mang ý nghĩa tài lộc và may mắn tài chính.
– Tượng kết hợp với Đào tiên, cành Tùng hoặc bình hồ lô mang ý nghĩa về sức khỏe tốt và sự trường thọ. Riêng tùng còn có sức mạnh phong thủy mạnh mẽ có thể xua đuổi được tà ma ngoại đạo.
– Tượng Phật ôm đá thể hiện cho hành động thu lượm những nỗi buồn thiên hạ gom về mình. Mặt tượng không buồn mà vẫn thể hiện nét vui tươi, hóa giải nỗi buồn sầu thành nụ cười của niềm vui và hạnh phúc.
– Tượng Di Lặc đứng một chân cao chân thấp hoặc tượng đang ngồi với một chân chống lên. Đây là hình ảnh đặc biệt của Phật giáo thể hiện tinh thần luôn luôn sẵn sàng cho việc giáo hóa chúng sinh, đồng thời cũng thể hiện được những giáo lý của người.
c. NÊN VÀ KHÔNG NÊN KHI ĐẶT TƯỢNG PHẬT DI LẶC TRONG NHÀ
Việc thờ Phật tại gia từ lâu đã trở thành một phong tục quen thuộc của các tín đồ Phật Giáo để cầu bình an. Mỗi một pho tượng Phật mang một ý nghĩa khác nhau, trong đó tượng gỗ Phật Di Lặc đại diện cho sự tươi vui và hạnh phúc viên mãn đang được khá nhiều người chọn lựa trong thời gian gần đây.
d. Cách đặt tượng phật Di Lặc
- Trưng bày tượng ở phòng khách lớn hay đối diện cửa chính hướng thẳng ra ngoài, ngự trên bàn thờ thần tài – ông địa. Phật sẽ phù hộ cho các thành viên trong gia đình hòa thuận, đoàn viên, gia đình được an lạc, thái hòa.
- Đặt tượng ở hướng Tây Bắc là cung Quý Nhân phù trợ. Đặt tượng ở hướng Đông Nam chính là cung Thiên Lộc. Trường hợp hướng Tây Bắc nhà bạn chỉ về nhà bếp hoặc nhà vệ sinh thì nên tránh đặt Tượng Phật ở hướng này vì là sự bất kính, nên đặt tượng hướng Đông Nam hoặc ở những cung tốt trong nhà.
- Đặt tượng trên kệ cao 1m đối diện cửa chính vào nhà sẽ giúp cho tình cảm hàng xóm và khách tới thăm có nhiều thiện cảm hơn.
- Đặt tượng gỗ Di Lặc trên bàn học và bàn làm việc sẽ giúp đường công danh vững chặt, học hành đỗ đạt. Việc nhìn ngắm tượng gỗ Phật Di Lặc thường xuyên còn giúp giải tỏa căng thẳng, phấn chấn tinh thần học tập và làm việc đều có hiệu quả.
- Đặt tượng Phật Di Lặc bằng gỗ hoặc đồng trong xe còn giúp cho tài xế hoặc những người phải thường xuyên lái xe giảm bớt căng thẳng, tập trung, minh mẫn, tránh được tai nạn và cơ thể giảm bớt mệt mỏi.
- Đặt ở nơi dễ thấy nhất trong ngôi nhà. Sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi, tinh thần về nhà thường rất uể oải. Đặt tượng Phật Di Lặc ở chỗ dễ thấy nhất để khi bước vào nhà nhìn thấy được nụ cười rạng rỡ của Phật thì mọi mệt mỏi sẽ giảm bớt đi rất nhiều, nhìn ngắm nụ cười Phật thường xuyên còn giúp mang lại niềm vui trong cuộc sống.
h. Cách thỉnh phật di lặc về nhà
Những người thờ phật tại gia trước hết phải nhờ người làm lễ khai quang, chọn giờ tốt, ngày tốt – tuy nhiên đây chỉ là tín ngưỡng hoặc phong tục dân gian chứ không hề được quy định trong kinh phật. Theo Pháp sư Tịnh Không trong “Phật giáo là gì” thì khi thỉnh tượng phật về nhà không cần thiết phải nhờ pháp sư hay bất kì ai “khai quang” bởi “chính tượng phật, bồ tát vì chúng ta mà khai quang”. Theo quan điểm phật giáo thì phật, bồ tát có mặt khắp mọi nơi, không nơi nào không ứng hiện. Do đó, việc thỉnh phật di lặc về nhà chủ yếu dựa vào cái tâm của gia chủ khi thờ phật. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là đượ
g. Cách thờ cúng phật di lặc
Phật di lặc với nét mặt phúc hậu, mang nhiều tốt lành nên nhiều nơi xem tượng gỗ di lặc như thần tài để thờ cúng với mong cầu tài lộc, may mắn và kinh doanh phát đạt. Tuy nhiên, cần phải nhớ phật di lặc là một vị phật chứ không phải thần tài nên cách thờ cúng phật di lặc trong nhà cũng sẽ khác xa với thần tài. Trước tiên, trước mặt phật thì không nên cầu xin danh vọng hay tiền tài vật chất. Đặc biệt, thần tài có thể cúng cỗ mặn nhưng với phật di lặc thì chỉ được cúng chay. Gia chủ nên nhớ những đều này để thờ cúng phật di lặc đúng chuẩn và mang đến điềm lành.
e. Điều cấm kỵ khi trưng Tượng Phật Di Lặc trong nhà
– Không được đặt trực tiếp Tượng Phật xuống sàn nhà. Tượng Di Lặc ngồi với chiếc bụng bự làm nhiều người tưởng nhầm với ông Địa nên hay bày ở góc nhà, Tuy nhiên Phật Di Lặc là một vị Phật uy nghiêm của Phật giáo, việc trưng bày dưới đất thể hiện thái độ bất kính.
– Không được để trong các không gian riêng tư như phòng ngủ vì đây là không gian riêng tư và thiếu tôn trọng với Phật. Đặt tượng trong phòng ngủ còn dẫn tới những giấc ngủ mộng mị, ngủ không ngon giấc về lâu về dài ản hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
– Không được cất giấu tượng Phật trong két sắt, tủ, hộp hay rương khóa lại khiến Phật không hài lòng, người trong gia đình dễ đau ốm và gặp chuyện không may.
– Không đặt tượng gần hoặc hướng về những nơi như nhà vệ sinh, phòng ăn vì những khu vực này không sạch sẽ và thiếu sự trang nghiêm.
– Không được đặt tượng Phật Di Lặc dưới chân gác hay cầu thang vì những khu vực này thường xuyên có người đi lại phía trên. Đặt tượng ở đây sẽ khiến cho gia đình hay gặp chuyện lận đận. Nên đặt tượng ở những chỗ trang trọng trong nhà.
– Không nên thờ quá nhiều tượng Phật, tối đa chỉ nên là ba vị hay còn gọi là Tam Thế Phật. Ba vị phải được đặt đồng bậc đồng cấp với nhau